Thép là một nguyên vật liệu không thể thiếu trong đời sống, đặc biệt là lĩnh vực xây dựng nhà xưởng. Trên thị trường Việt Nam có rất nhiều loại Thép khác nhau. Hôm nay, chúng ta cùng Tôn Thép Nguyễn Thành tìm hiểu Thép là gì và đặc điểm những loại thép thông dụng nha!
Tìm hiểu thêm: Tôn là gì?
Thép là gì?
- Thép (Steel) là hợp kim có thanh phần chính là Sắt (Fe), Cacbon (0,02-2,14% trọng lượng) và một vài nguyên tố hóa học khác. Dựa vào % thành phần các nguyên tố, Thép sẽ có độ cứng, độ đàn hồi, tính dễ uốn, và sức bền kéo đứt khác nhau.
- Thép là vật liệu kim loại nên có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt mạnh,... Ở nhiệt độ 500 độ C - 600 độ C, Thép trở lên dẻo, cường độ giảm. Khối lượng riêng của thép từ 7,8 đến 7,85 g/cm3
1.1. Theo hàm lượng Cacbon
Khi tăng hàm lượng Cacbon, Thép sẽ thay đổi tính chất: độ dẻo giảm, cường độ chịu lực và độ giòn tăng. Và ngược lại. Chúng ta có 3 loại theo tiêu chuẩn Nga ГОСТ 380-71, ГОСТ 1050-75:
- Thép Các bon thấp: Có hàm lượng Cacbon trung bình không vượt quá 0,25%. Đặc điểm: Độ dẻo dai cao nhưng độ bền thấp
- Thép Các bon trung bình: Có hàm lượng Cacbon trung bình từ 0,25-0,6%. Đặc điểm: Độ bền và độ cứng cao, dùng để chế tạo các chi tiết máy chịu tải trọng tĩnh và chịu va đập cao
- Thép Các bon cao: Có hàm lượng Cacbon trung bình từ 0,6-2%. Dùng để chế tạo dụng cụ cắt, khuôn dập, dụng cụ đo lường,...
Ghi chú: Thép Cacbon chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng sản lượng thép (khoảng 80-90%)
1.2. Theo tổng hàm lượng các nguyên tố kim loại thêm vào
Để tạo ra những loại Thép có tính chất vật lý, kỹ thuật phù hợp, Thép sẽ được thêm những nguyên tố kim loại khác như mangan (Mn), crôm (Cr), niken (Ni), nhôm (Al), đồng (Cu),...Chúng ta chia ra làm 3 loại theo Tiêu chuẩn Nga ГОСТ 4543-71, ГОСТ 5632-72, ГОСТ 14959-79:
- Thép hợp kim thấp: Có tổng hàm lượng các nguyên tố kim loại khác từ 2,5% trở xuống
- Thép hợp kim vừa: Có tổng hàm lượng các nguyên tố kim loại khác từ 2,5-10%
- Thép hợp kim cao: Có tổng hàm lượng các nguyên tố kim loại khác >10%
Lưu ý: Thép hợp kim có độ bền cao hơn hẳn thép cacbon, nhất là sau khi tôi và ram. Trong xây dựng, thường dùng Thép hợp kim thấp với thành phần các nguyên tố khác khoảng ~1%.
Tùy thuộc vào những mục đích khác nhau, Thép sẽ được chia ra làm:
- Thép kết cấu: Thường có độ bền, dẻo dai cao, chịu lực, chịu tải khối lượng lớn, chuyên dùng để sản xuất, chế tạo và sử dụng trong ngành xây dựng, lắp ráp và chế tạo máy, cơ khí
- Thép dụng cụ: Thường có độ cứng cao, bền, chịu lực và chống ăn mòn tốt, chuyên dùng để chế tạo dụng cụ gia dụng, thiết bị đo lường, chế tạo khuôn dập, máy cắt, gọt,...
- Thép có tính chất vật lý đặc biệt: Một số tính chất độc đáo như từ tính, hệ số nở dài thấp,... rất có ích trong một số trường hợp như để tạo Thép kỹ thuật điện,...
- Thép có tính chất hóa học đặc biệt: Chúng ta có các loại Thép như Thép chịu nóng, thép không gỉ, thép bền nóng,...
Lưu ý: Thép kết cấu được chia làm 2 loại là Thép xây dựng và Thép chế tạo máy. Thép xây dựng thường có dạng thanh dài, tấm rộng ghép lại, có độ dẻo cao để dễ uốn lắp ghép, độ dai cao để khó bị giòn, tính hàn tốt. Thép chế tạo máy cần chất lượng cao hơn Thép xây dựng.
Chất lượng Thép ngoài thành phần Cacbon còn được giám định qua tỷ lệ % 1 số tạp chất khác như Lưu Huỳnh (S) và Photpho (P). Tỷ lệ tạp chất càng thấp, chất lượng Thép càng cao. Chúng ta có:
- Thép chất lượng bình thường: Chứa 0,06% S và 0,07% P, được luyện từ lò L-D, năng suất thép cao và giá thành rẻ. Thường được dùng để chế tạo sắt thép xây dựng
- Thép chất lượng tốt: Chứa 0,035% S và 0,035% P, được luyên ở lò mactanh và lò điện hồ quang. Thường được dùng để chế tạo máy móc
- Thép chất lượng cao: Chứa 0,025% S và 0,025% P, được luyện ở lò điện hồ quang dùng nguyên liệu chất lượng cao
- Thép chất lượng rất cao (cao đặc biệt): Chứa 0,025% P và 0,015% S, được luyên ở lò điện hồ quang, sau đó được tinh luỵện tiếp tục bằng đúc chân không bằng điện xỉ
Lưu ý: Thép chất lượng bình thường còn được chia làm 3 nhòm nhỏ hơn là Thép nhóm A (dựa theo tính chất cơ học), Thép nhóm B (dựa theo tính chất hóa học) và Thép nhóm C (đảm bảo cả tính chất cơ học và hóa học)
Dựa trên mức đổ khử oxy có triệt để hay không, chúng ta có các loại:
- Thép lặng (l) là thép oxi hóa hoàn toàn, chứa 0,15-0,35% Silic (Si), có đặc điểm độ cứng cao, bền, khó dập nguội, không bị rỗ khí khi đúc nhưng co lõm lớn, không được đẹp lắm, dùng cho các kết cấu hàn chảy, thấm cacbon. (thường bỏ qua ký hiệu l)
- Thép sôi (s) là thép oxi hóa kém, có đặc điểm mềm, dẻo, dễ dập nguội, không dùng thép sôi để đúc định hình, làm các kết cấu hàn chảy vì sẽ sinh bọt khí làm giảm chất lượng, ngoài ra cũng ko được dùng thép sôi để làm chi tiết thấm cacbon vì bản chất hạt lớn
- Thép bán lặng (n) là thép oxi hóa nằm giữa thép lặng và thép sôi, dùng để thay thế cho thép sôi
Lưu ý: l, s, n là ký hiệu ở Việt Nam. Thép hợp kim chỉ có loại thép lặng, nhưng thép Cacbon có thể ở cả ba loại: sôi, lặng và nửa lặng.
Trên thị trường Việt Nam, thép chủ yếu được phân loại theo kết cấu Thép. Những loại kết cấu Thép chủ yếu là nhà công nghiệp, khung và trần khẩu độ lớn của nhà công cộng, cầu vượt, tháp, trụ, trần treo, khuôn của sổ và cửa đi,... Chúng ta có những loại:
Thép tấm là gì? Thép Lá là gì?
Thép Tấm (Thép Lá) là loại Thép được gia công theo hình dạng mỏng và dẹt với kích thước lớn. Thường được sử dụng để xây nhà xưởng các công trình lớn. Có 2 loại là Thép Cán Nóng và Thép Cán Nguội.
- Thép Cán Nóng: Dày 4–160 mm, dài 6-12m, rộng 0,5-3,8m, được chế tạo ở hình dạng tấm và cuộn
- Thép Cán Nóng và Cán Nguội mỏng: Dày 4mm ở dạng cuộn
- Thép Cán Nóng rộng bản: Dày 6-60mm được gia công phẳng
Phân biệt Thép Cán Nóng và Thép Cán Nguội
Đặc điểm | Thép Cuộn Cán Nóng | Thép Cuộn Cán Nguội |
Độ dày | 0,9mm trở lên | Tối đa 4mm |
Bề mặt | Xanh đen, tối đặc trưng | Trắng sáng, độ bóng cao |
Mép biên | Xù xì, dễ bị rỉ sét, biến màu khi để lâu | Thẳng, sắc mép |
Bảo quản | Có thể để ngoài trời 1 thời gian dài, không cần bao bì | Thường có bao bì và để trong nhà, nhanh bị gỉ sét bề mặt không sử dụng được |
Thép hình là gì?
- Thép Hình là thép được tạo hình chữ H, L, V, U, I, T, C, Z, thép ống, thép góc,... bằng các phương pháp gia công như: gia công nhiệt (Ủ, Thường hóa, Tôi, Ram), gia công cơ học nóng (Cán nóng, rèn), gia công cơ học nguội (Cán nguội, kéo, rèn dập, vuốt, tổ hợp..).
- Thép Hình thường được sử dụng trong các kết cấu cấu công trình, kỹ thuật để tạo ra các đòn cân trong công trình xây dựng, chế tạo máy, cơ khí, đóng tàu, xây dựng cầu đường, nhà thép tiền chế, dầm cầu trục, bàn cân, thùng xe, có thể cả trong xây dựng dân dụng,...
2.1. Thép Hộp
Thép Hộp là loại Thép được gia công theo hình khối rỗng ruột, có kích thước dài 6m, dày 0,7-5,1mm. Có 2 loại Thép Hộp phổ biến trên thị trường Việt Nam là Thép Hộp Đen và Thép Hộp Mạ Kẽm. Ngoài ra còn được chia thành Thép Hộp vuông và Thép Hộp chữ nhật.
a. Thép Hộp Đen
Thép hộp đen là gì?
- Thép Hộp Đen là loại Thép Hộp có bề mặt đen bóng
- Thường được dùng ở những công trình không thường xuyên tiếp xúc với nước biển, axit,... như các công trình xây dựng dân dụng nhà xưởng nội ngoại thất
Thép Hộp Mạ Kẽm là loại Thép Hộp được mạ 1 lớp Kẽm ở nhiệt độ cao giúp bảo vệ Thép bên trong không tiếp xúc với không khí bên ngoài. Có khả năng chống mài mòn tốt hơn Thép Hộp Đen, tránh bị han gỉ sét, tuổi thọ lên đến 50-60 năm.
- Thường được dùng ở những công trình đặc thù như ven biển, kho hóa chất
Thép hộp mạ kẽm là gì? Thép ống là gì?
2.2. Thép Ống
- Thép Ống hay Thép Hộp tròn là loại Thép có cấu trúc rỗng ruột, thành mỏng, khối lượng nhẹ với độ cứng, độ bền cao, có thể có thêm lớp bảo vệ tăng độ bền như sơn, xi, mạ,... thường có hình dạng ống tròn, ống vuông, ống chữ nhật, ống hình oval,... Kích thước thường là dày 0,7-6,35mm, đường kính min 12,7mm, max 219,1mm. Các loại Thép ống dùng trong công nghiệp khá đa dạng như thép ống hàn xoắn, thép ống mạ kẽm, thép ống hàn cao tầng, thép ống hàn thẳng, thép ống đúc carbon,...
- Thép Ống thường được sử dụng cho các công trình xây dựng như nhà thép tiền chế, giàn giáo chịu lực, hệ thống cọc siêu âm trong kết cấu nền móng, trụ viễn thông, đèn chiếu sáng đô thị, trong các nhà máy cơ khí, ống thoát nước, dẫn dầu, khí đốt, khung sườn ô tô, xe máy, thiết bị trang trí nội ngoại thất,...
2.3. Thép Hình H, Thép Hình I
Thép hình h là gì? h beam steel
- Thép Hình H (H beam steel) là loại Thép Hình được thiết kế như chữ H, khá chắc chắn và chịu được áp lực lớn. Khá đa dạng về hình dạng, kích thước như H100x100, H150x150, H200x200, H300x300, H350x350, H400x400,...
Thép hình I là gì? i beam steel
- Thép hình I (I beam steel) là loại Thép Hình được thiết kế khá giống Thép Hình H nhưng đã bị cắt bớt 1 phần Thép ngang nên nhìn khá giống chữ I. Vì vậy mà Thép Hình I thường có khối lượng nhẹ và chịu áp lực kém hơn Thép Hình H cùng loại. Vì thế, tùy thuộc vào công trình mà nhà thầu sẽ quyết định lựa chọn Thép Hình I hay H.
- Cả 2 loại thường được dùng ở những công trình như nhà ở, kết cấu nhà tiền chế hay những công trình kiến trúc cao tầng, các tấm chắn sàn, cấu trúc nhịp cầu lớn,...
2.4. Thép Hình U
Thép hình u là gì? u beam steel
- Thép Hình U (U beam steel) là loại Thép Hình được thiết kế như chữ U, khá cứng, vững, chắc chắn nên độ chịu lực cao, có thể chịu được lực tác động hay rung mạnh. Vì thế, Thép Hình U được dùng ở những điều kiện môi trường đặc biệt như những công trình hay tiếp xúc với hóa chất, nhiệt độ cao
- Thường được dùng ở mọi công trình xây dựng, sản xuất các thiết bị máy móc hay trong các lĩnh vực công nghiệp, dân dụng như những công trình kết cấu nhà tiền chế, xây dựng dân dụng, khung sườn xe, thùng xe, tháp ăng ten, bàn ghế nội thất, cột điện cao thế và nhiều hàng gia dụng khác.
2.5. Thép Góc, Thép Hình V, Thép Hình L
Thép góc hình v l là gì? l v shaped steel
- Thép Hình V và L (L V shaped steel) hay Thép Góc là loại Thép Hình được thiết kế như chữ V và L
- Cả 2 loại Thép Hình L và V cơ bản nhìn khá giống nhau. Tùy vào mỗi công trình yêu cầu khả năng chịu tải, lực, độ cứng, độ bền khác nhau mà nhà thầu lựa chọn Thép Hình V hay L
Thép Thanh hay Thép Cây là Thép xây dựng được gia công theo hình trụ dạng thanh dài 12m/cây, có độ dẻo dai, chịu uốn và độ dãn dài cao. Thép Thanh thường được sử dụng cho công trình xây dựng công nghiệp hoặc dân dụng.
Có 2 loại thép Thanh:
3.1. Thép Thanh tròn trơn
Thép thanh tròn trơn là gì?
- Thép Thanh tròn trơn là loại Thép được gia công theo hình trụ, có bề ngoài nhẵn trơn, được sản xuất theo khuôn có chiều dài thông thường là 12m/cây với đường kính thông dụng: Ø14, Ø16, Ø18, Ø20, Ø22, Ø25.
- Thường được cung cấp ra thị trường theo dạng bó có khối lượng trung bình 2000kg/bó và sử dụng trong các trụ của các công trình xây dựng lớn.
3.2. Thép Xây Dựng
Thép thanh vằn là gì? Thép cốt bê tông
- Thép Thanh vằn hay Thép cốt bê tông có vân (gân) ở mặt ngoài với các đường kính phổ biến Ø10, Ø12, Ø14, Ø16, Ø18, Ø20, Ø22, Ø25, Ø28, Ø32
Thép cuộn là gì? thép dây
- Thép Cuộn hay Thép dây là loại thép dạng dây được cuộn tròn, có bề mặt trơn nhẵn hoặc có vân (gân) với đường kính thông thường là: Ø6mm, Ø8mm, Ø10mm, Ø12mm, Ø14mm. Thường được cung cấp ra thị trường theo dạng cuộn có khối lượng trung bình 200-459kg/cuộn.
- Thép Cuộn thường được sử dụng để gia công kéo dây, xây dựng gia công, xây dựng nhà ở, cầu đường, hầm…
- Xà Gồ là loại Thép công nghiệp được dùng phổ biến trong xây dựng. Thường được sử dụng trong các công trình lớn như nhà thép, nhà máy sản xuất, nâng đỡ tấm tường và tấm mái, kèo thép, làm khung cho các công trình nhà, gác đúc thùng xe, nhà xưởng đóng tàu, cầu đường,...Có 2 loại Xà Gồ thông dụng là Xà Gồ C và Xà Gồ Z. Ngoài ra còn chia làm Xà Gồ Mạ Kẽm và Xà Gồ Thép Đen.
Có thể bạn quan tâm: Sản phẩm Xà Gồ Zacs Bluescope
5.1. Xà Gồ C
Xà gồ c là gì?
- Xà Gồ C được thiết kế có hình dạng gần như chữ C. làm từ nguyên liệu thép cán nóng, cán nguội hoặc thép mạ kẽm nhúng nóng. Đặc điểm bền chắc và có độ võng ở phạm vi cho phép. Kích thước: 80, 100, 125, 150, 180, 200, 250, 300, chiều dày từ 1.5mm đến 3mm. Có 2 loại Xà Gồ C là Xà Gồ Đen và Xà Gồ Mạ Kẽm.
5.2. Xà Gồ Z
Xà gồ z là gì?
- Xà Gồ Z được tạo ra từ khuôn có thiết kế hình chữ Z từ các loại thép cao cấp nhất. Đặc điểm bền, chắc, tính thẩm mỹ cao và chịu được lực tác động lớn. Kích thước đa dạng: 105, 150, 175, 200, 250, 300, chiều dày từ 1.5 mm đến 3mm. Có 2 loại Xà Gồ Z là Xà Gồ Đen và Xà Gồ Mạ Kẽm
5.3. Xà Gồ Thép Đen
Xà gồ thép đen là gì?
Xà Gồ Thép Đen được làm từ 100% thép cao cấp sau quá trình cán nóng thép dựa trên tiêu chuẩn công nghệ tiên tiến, hiện đại. Có đặc điểm bền, nhẹ, chắc, không bị võng hay uốn cong khi bị tác động mạnh, có khả năng chống cháy cực tố, chống mối mọt, không gây ô nhiễm môi trường
5.4. Xà Gồ Thép Mạ Kẽm
Xà gồ mạ kẽm là gì?
Xà Gồ Mạ Kẽm dược làm từ Thép đã qua mạ kẽm nhúng nóng. Có đặc điểm bền, chắc, chịu lực cao, chống mối mọt, chống oxi hóa, dễ dàng lắp đặt hay thi công sửa chữa, tính thẩm mĩ cai và không gây ô nhiễm môi trường. Vì Xà Gồ Mạ Kẽm bền đẹp hơn Xà Gồ Đen nhiều lần nên được khách hàng và nhà thầu công trình sử dụng nhiều hơn.
Xin giới thiệu đến mọi người những công ty thép uy tín, chất lượng có sản phẩm được bán tại Tôn Thép Nguyễn Thành:
Vậy là hôm nay chúng ta đã đi được 1 lượt cơ bản về định nghĩa Thép là gì cũng như phân loại, phân biệt, đặc điểm các loại Thép phổ biến ở Việt Nam rồi. Nếu muốn tìm hiểu về Tôn Thép hay có ý định đặt hàng liên hệ với Tôn Thép Nguyên Thành nha!
- Cơ sở 1: 959 Nguyễn Đức Thuận, Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội
- Cơ sở 2: Ven đường 179 thôn Thượng, xã Cửu Cao, Văn Giang, Hưng Yên
- Cơ sở 3: Hoàng Xá, Kiêu Kị , Gia Lâm, Hà Nội
- Cơ sở 4: Xóm Kim Xà, Đông Tảo, Khoái Châu, Hưng Yên
Hoặc gọi đến số Hotline/Zalo 0982275499 để được tư vấn và báo giá
Website: nguyenthanh.vn
Tạm biệt, hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo!
|